Tai Video Tiktok

"Biết cách sẽ săn được nhiều món hời", chàng trai 30 tuổi quê Bạc Liêu nói.Săn hàng "bom" là thú vui vinoasis phú quốc

【vinoasis phú quốc】Săn hàng 'bom'

"Biết cách sẽ săn được nhiều món hời",ănhàvinoasis phú quốc chàng trai 30 tuổi quê Bạc Liêu nói.

Săn hàng "bom" là thú vui của Khánh khoảng hai năm nay. "Hàng 'bom' là những thứ người khác đặt mua trên sàn thương mại điện tử nhưng không nhận. Sau khi bị trả về kho, chúng được thanh lý với giá thấp hơn 30-50%", anh giải thích.

Phạm Bảo Khánh tiết lộ săn hàng "bom" giúp anh tiết kiệm một đến hai triệu đồng mỗi tháng. "Đặc trưng của kiểu mua này là khách không được kiểm tra hay đổi trả nếu có lỗi hoặc không ưng ý", Khánh nói.

Rút kinh nghiệm từ lần mua thanh RAM máy tính rẻ bằng nửa giá thị trường nhưng không sử dụng được, anh chỉ chọn những món ít rủi ro hơn như sách, pin dự phòng, bút bi, kìm hoặc kệ nhựa, giá dưới 100.000 đồng. Để cập nhật thông tin, anh kết thân với hai người bán và thường xuyên trao đổi trong 6 nhóm trên mạng xã hội.

Số hàng bom mà Bảo Khánh ở Bạc Liêu mua được trong tháng 9/2023. Ảnh nhân vật cung cấp

Số hàng "bom" mà Bảo Khánh ở Bạc Liêu mua được trong tháng 9/2023. Ảnh nhân vật cung cấp

Ngoài hình thức mua hàng "bom" theo món như Khánh, một số người lại thích "trò chơi may rủi" khi săn theo kiện (bao, túi lớn). Nửa tháng trước, Quốc Phong (31 tuổi, ngụ quận Tân Phú, TP HCM) chi 200.000 đồng để mua kiện hàng bên trong chứa năm món để trải nghiệm cảm giác bất ngờ.

"Hồi hộp như bóc quà sinh nhật", Phong nói. Cuối cùng, anh nhận được năm món hàng không sử dụng được bao gồm nón (mũ), dép, chuốt mi của phụ nữ. Chàng trai xem như đây là trải nghiệm "đập hộp" thú vị nhưng không có ý định mua lần hai.

Theo khảo sát của VnExpress, trên các nền tảng mạng xã hội Việt Nam có khoảng 20 hội nhóm chuyên bán hàng "bom". Nhóm có số thành viên đông nhất hơn 200.000, trung bình 20-30 bài đăng mỗi ngày.

Anh Hoàng Long, một người chuyên bán hàng bom ở TP HCM, cho biết hình thức bán hàng này ra đời do nhu cầu giải quyết hàng tồn sau dịch Covid-19 ở kho của các sàn thương mại điện tử, xuất hiện từ năm 2022 và bùng nổ từ đầu năm 2023. Người bán thường không nhận hàng trả về vì tốn thêm chi phí lưu kho, vận chuyển và nhân công dỡ gói, phân loại nên thanh lý luôn. Hàng "bom" tiếp cận được khách hàng 18-35 tuổi bởi yếu tố rẻ và đa dạng ngành hàng (gia dụng, điện máy, phụ kiện, quần áo, giày dép).

Chị Nguyễn Tuyết - người bán hàng kiêm quản trị viên của một nhóm săn hàng "bom" có 17.400 thành viên, cho biết thường mua hàng từ các kho với giá bằng khoảng 1/3 giá trị đơn hàng. Hàng được bán theo bao, mỗi bao được định giá 7-9 triệu đồng, có 50 đến 70 đơn bên trong. Người bán định giá trên các yếu tố chất lượng, độ phổ biến và tính ứng dụng. Kiện hàng "bom" thường đã bị xóa thông tin cửa hàng và người nhận. Người mua sỉ cũng không được khui, chỉ được quét mã vạch để tìm hình ảnh và mô tả món hàng.

Ông Nguyễn Mạnh Tấn, giám đốc marketing của Haravan - công ty cung cấp giải pháp thương mại điện tử và bán lẻ, cho biết nguồn hàng bom được hình thành từ hai nguồn gồm: hàng bị giao thất bại, hàng bị người mua trả lại.

Thực tế cho thấy, hàng bán từ các shop trên sàn thương mại điện tử có tỷ lệ giao hàng thất bại từ 4-6% nhưng ở các phiên bán hàng livestream tỷ lệ sẽ khá cao, có thời gian tỷ lệ hoàn hàng lên đến 25-30%. Đặc biệt, bán hàng bằng hình thức COD (nhận hàng - trả tiền) sẽ có tỷ lệ "bom" cao nhất bởi sự ràng buộc với người mua rất thấp, thời gian giao dài và một số người dùng đặt hàng theo cảm xúc chứ không theo nhu cầu.

Ông Tấn nhận định người mua hàng "bom" có thể nhận được những sản phẩm tốt giá rẻ, phù hợp với nhu cầu. Tuy nhiên, sản phẩm nếu bị lưu kho dài hạn hoặc bảo quản không đúng quy cách, rất dễ xảy ra hư hỏng mà người thường khó nhận biết, từ đó nảy sinh ác cảm với thương hiệu sản phẩm bởi lỡ mua phải đồ đã hỏng.

Chị Nguyễn Tuyết kiểm tra sản phẩm tại kho hàng ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, chiều 9/10. Ảnh nhân vật cung cấp

Chị Nguyễn Tuyết kiểm tra sản phẩm tại kho hàng ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, chiều 9/10. Ảnh nhân vật cung cấp

Chị Tuyết cho biết thêm, khi trào lưu săn hàng "bom" bùng nổ, một số người bán bắt đầu cố ý tạo hàng bom giả. Họ đóng gói vài món hàng nhỏ, giá trị thấp in hóa đơn giả như có người đặt rồi không nhận.

"Không phải lúc nào cũng có hàng 'bom' nên người mua cần cảnh giác", Tuyết nói. Khoảng ba tuần một lần, kho hàng của các sàn thương mại điện tử mới đưa ra 300-400 kiện hàng. Dòng hàng này sẽ đi theo trình tự từ kho đến người mua sỉ và phân bổ về các tiểu thương bán lẻ.

Sau thời gian bùng nổ ban đầu, khách hàng hiện nay đã kỹ tính hơn với hàng "bom". Họ dành thời gian để so sánh giá ở nhiều nơi khác nhau để tránh tình trạng mua lầm hoặc "hớ" giá.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, nguyên trưởng phòng nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cho rằng trào lưu mua lại những kiện hàng bom (hàng vô chủ) là cần thiết, nhưng không nên phát triển bởi có thể phát sinh nhiều biến tướng như hàng giả, hàng nhái, trốn thuế.

Đồng quan điểm trên, thạc sĩ Nguyễn Văn Tâm - giảng viên khoa thương mại Đại học Văn Lang TP HCM, nói ở góc độ quan hệ thị trường, hàng "bom" gây tổn hại nhiều quyền lợi của các bên liên quan. Sàn thương mại điện tử mất phí chiết khấu, người giao hàng bỏ công giao và chủ cửa hàng cũng không có doanh thu. Hàng bom nên được giảm về tỉ lệ thấp nhất rồi mới đến câu chuyện giải quyết chúng.

Chuyên gia kinh tế nhận định trào lưu ban đầu có thể tạo được sự thích thú cho giới trẻ nhưng để tồn tại bền vững cần sự minh bạch cho cả đôi bên. Người bán hàng cung cấp rõ thông tin về sản phẩm cũng như những hao hụt làm giảm giá trị sản phẩm để người mua nhận định về số tiền mình bỏ ra có đáng và đúng với nhu cầu hay không.

Liên quan đến hàng bom, đại diện của một sàn thương mại điện tử ở TP HCM cho biết, nguồn hàng trên không được giao dịch trực tiếp trên nền tảng nên không được hưởng các chính sách hỗ trợ người dùng. Đơn vị này khuyến khích người dùng luôn thực hiện giao dịch mua hàng từ ứng dụng để được đảm bảo quyền lợi tối đa gồm các chính sách hoàn tiền hoặc đồng kiểm, giảm thiểu rủi ro có thể gặp phải.

"Ứng dụng vẫn đảm bảo sự đa dạng về sản phẩm, ngành hàng. Các ưu đãi luôn được chạy xuyên suốt tháng để người dùng mua sắm tiết kiệm", vị đại diện nói thêm.

Dù đã phải bỏ đi vài món hàng không sử dụng được nhưng Bảo Khánh vẫn trung thành với các nhóm bán hàng "bom" vì "mua 10 món chỉ có một đến hai món bị lỗi".

"Tôi cảm thấy vẫn rẻ đáng kể so với mua trực tiếp ở cửa hàng, có cầu ắt có cung", Khánh nói.

Ngọc Ngân

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap