Tai Video Tiktok

Sáng 9.9, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân v kết quả 7.nét

【kết quả 7.nét】Ông Võ Văn Thưởng xúc động ngày về trường cũ dự khai giảng

Sáng 9.9,ÔngVõVănThưởngxúcđộngngàyvềtrườngcũdựkhaigiảkết quả 7.nét Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2019-2020. Ông Võ Văn Thưởng cho biết rất vui mừng và xúc động khi tham dự buổi lễ với tư cách một cựu sinh viên trường.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Thưởng bồi hồi xúc động: “Hôm nay về thăm trường, được gặp các thầy giáo, cô giáo của mình cùng các bạn sinh viên trong ngày khai trường; được tận mắt chứng kiến những thành tựu và sự phát triển của trường, tôi thực sự xúc động, tự hào”.

“Sự dạy dỗ và tình cảm của các thầy cô giáo dành cho tôi, cùng những kỷ niệm đẹp đẽ của thời sinh viên vẫn luôn vẹn nguyên trong ký ức của tôi”, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương chia sẻ.

Cựu sinh viên tiêu biểu của trường tiếp tục nói: “Tôi luôn trân trọng tự hào là sinh viên của trường, là học trò của các thầy giáo, cô giáo và xem đó là hành trang, là trách nhiệm để không ngừng nỗ lực học tập, công tác, hoàn thành tốt hơn các nhiệm vụ mà xã hội phân công”.

Nói lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, ông Thưởng nói: “Dù đi đâu, làm gì, tôi cũng luôn ý thức phải không ngừng rèn luyện, phấn đấu để xứng đáng với công lao to lớn và tình cảm của thầy giáo, cô giáo cũng như niềm tin yêu của bạn bè, đồng chí”. 

Ông Võ Văn Thưởng xúc động chia sẻ cảm xúc trong lễ khai giảng

Hà Ánh

Tăng khả năng hội nhập quốc tếcủa sinh viên 

Ở năm học mới 2019-2020, ông Võ Văn Thưởng đề nghị Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ. Cụ thể là xây dựng và không ngừng hoàn thiện mô hình theo hướng hiện đại, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Bên cạnh đó là đổi mới mạnh mẽ hơn nữa nội dung, chương trình giảng dạy và nghiên cứu theo hướng hiện đại, thiết thực, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế.

“Kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, đề cao tính sáng tạo, tự học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng của người học, làm cho người học thực sự trở thành trung tâm trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu. Chú trọng đặc biệt tới việc phát triển phẩm chất, năng lực cần thiết cho sinh viên để tăng khả năng thích ứng với xã hội và hội nhập quốc tế của sinh viên”, ông Thưởng nói.

Cũng theo ông Thưởng, trường cần tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo, tiếp tục xây dựng một số chuyên ngành mới để phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước hiện nay và trong tương lai. 

Với tư cách một Trưởng ban Tuyên giáo, ông Thưởng đề nghị trường cần tập trung các giải pháp đồng bộ để sớm hiện thực mục tiêu xây dựng môi trường văn hóa của trường theo hướng học thuật, dân chủ, sáng tạo và thân thiện.

“Xây dựng một tập thể các nhà giáo, nhà khoa học thật sự đoàn kết, chân thành hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu. Quan tâm đầu tư, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên giỏi, có năng lực sáng tạo, giảng dạy và nghiên cứu khoa học...”, ông Thưởng nhấn mạnh.

"Khởi nghiệp không có giới hạn"

Chia sẻ thông tin trong lễ khai giảng, ông Lê Đăng Khoa, Giám đốc Quỹ đầu tư Le Group Venture “Khởi nghiệp trong khối ngành khoa học xã hội và nhân văn” đã khẳng định sự sai lầm về suy nghĩ người học ngành khoa học xã hội và nhân văn không thể khởi nghiệp.

Minh chứng cho nhận định trên, ông Khoa cho biết hiện ông có 25 công ty và rất nhiều công ty về truyền thông. Sắp tới mình muốn phát triển thêm mảng về dạy tiếng Hàn Quốc…

Ông Lê Đăng Khoa chia sẻ trước tân sinh viên

Hà Ánh

Xuất thân từ người theo học khối ngành khoa học xã hội và nhân văn nhưng theo đuổi con đường kinh doanh, ông Đăng Khoa nói: “Nền kinh tế hiện nay đều rất sáng tạo nên bất cứ ngành nghề nào đều yêu cầu sự sáng tạo từ kỹ thuật, kinh doanh, nông nghiệp, nhân văn... Dù học kinh tế, ngoại thương mà không sáng tạo thì cũng thua nhưng học nhân văn mà có sự sáng tạo vẫn thắng”.

Ông Khoa khẳng định: “Khởi nghiệp không phải xuất thân thế nào mà vận dụng sự sáng tạo từ ngành chúng ta học như thế nào”.

“Khởi nghiệp hôm nay không còn giới hạn bất cứ độ tuổi nào và sản phẩm họ làm ra không hề tệ tí nào. Rõ ràng chỉ cần sáng tạo là được, dù độ tuổi nào cũng có thể khởi nghiệp”, ông Khoa kết luận.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap